Hướng dẫn cách kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết, dễ hiểu

Nếu bạn đang muốn xem thông tin máy tính nhưng chưa biết cách kiểm tra. Đừng lo đã có Cẩm nang công nghệ Caiwin.vn, trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ cho bạn những cách kiểm tra cấu hình máy tính vô cùng đơn giản.

1. Cấu hình máy tính là gì?

Cấu hình máy tính được hiểu là tất cả các thông số kỹ thuật của phần cứng được tích hợp trên máy tính bao gồm những phần như: thông số Card màn hình, card mạng, dung lượng RAM, Bus RAM, kích thước màn hình, trọng lượng của máy, các loại cổng kết nối được trang bị, dung lượng pin, kích thước ổ cứng,…

Cấu hình máy tính là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng một chiếc laptop. Khi lựa chọn mua một chiếc máy tính hay PC, dựa vào cấu hình người mua sẽ đánh giá và lựa chọn cấu hình phù hợp.

Khi bạn mua một chiếc máy tính hay laptop mới, kiểm tra cấu hình máy tính là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để biết được chính xác cấu hình của máy có chính xác với những thông tin được in trên nhãn hộp hoặc đơn vị bán hàng đưa ra.

2. Kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản với Computer Properties 

Computer Properties được coi là một trong những cách xem cấu hình máy tính đơn giản và nhanh chóng nhất, được dùng rộng rãi trên nhiều phiên bản của Windows từ XP, Vista, 7… tới Windows 10.

– Đối với các loại Windows từ 8 trở lên, bạn hãy click chuột phải vào biểu tượng This PC sau đó chọn mục Properties.

– Còn đối với các loại Windows 7 trở về trước, bạn cần bấm chọn “Start” → click chuột phải vào “My Computer” hoặc nhấn chuột phải vào biểu tượng “My Computer” ngay trên desktop → chọn “Properties”.

Tại đây, bạn hoàn toàn có thể được xem thông tin máy tính như: hệ điều hành, tên người dùng, tên máy tính, thông số CPU, RAM, và số thông số khác….

3. Kiểm tra thông tin của máy tính với dxdiag

Lệnh dxdiag mặc dù có từ rất lâu nhưng hiện nay vẫn rất hữu hiệu và cho nhiều thông tin chi tiết hơn cách 1. Để tiến hành kiểm tra cấu hình, bạn hãy bấm tổ hợp phím cửa sổ + R, gõ “dxdiag” rồi nhấn “Enter” để hiển thị công cụ “Diagnostic Tool”.

Dxdiag sẽ cho ra các thông tin tương tự như với “Computer Properties”, ngoài ra, còn có các thông số về màn hình (trong phần Display), âm thanh (Sound) và các thiết bị khác.

4. Kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết với lệnh msinfo32

Đối với các loại Windows 8.1/10, bạn hãy gõ phím Windows + R trên bàn phím, → nhập “msinfo32” để xem toàn bộ thông tin của máy tính như: cấu hình, thông tin, các thành phần khác trên máy… Lệnh này sẽ hiển thị kết quả chi tiết hơn so với sử dụng phương pháp “dxdiag”.

Dưới đây bảng hiện thị các thông số của máy tính mà bạn có thể thấy:

Ngoài các thông tin cơ bản, máy tính sẽ hiển thị các thông số chi tiết hơn mà bạn phải có những kiến thức nhất định về máy tính mới có thể hiểu được.

5. Kiểm tra thông số máy tính cùng PowerShell

Đối với cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng PowerShell, bạn cần tuân thủ theo 3 bước dưới đây:

Bước 1: Tìm kiếm “powershell” trên thanh “menu Start” → bấm chọn “Run as administrator”.

Bước 2: Gõ lệnh “Get-ComputerInfo” → nhấn chọn Enter

6. Kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản với lệnh Command Prompt

Command Prompt là một trong những lệnh nhanh nhất để kiểm tra thông số kỹ thuật máy tính. Dưới đây là quy trình thực hiện để kiểm tra cấu hình máy tính:

Bước 1: Tìm kiếm “command prompt” trên thanh “menu Start” → click chọn “Run as administrator”.

Bước 2: Gõ lệnh “systeminfo” → nhấn Enter. Như vậy là đã hoàn thành.

7. Kiểm tra thông số máy tính bằng Control Panel

Trong nhiều trường hợp, Control Panel có thể được sử dụng để xem thông tin máy tính một cách nhanh chóng và chi tiết với 3 bước:

Bước 1: Bấm tìm kiếm “control panel” trên thanh “menu Start” → chọn kết quả phù hợp nhất.

Bước 2: Click chuột vào mục “menu View by” → bấm chọn “Large icons” hoặc “Small Icons”.

Bước 3: Bấm chọn “System” → mở ra một cửa sổ mới hiển thị những thông tin về thông số kỹ thuật của máy tính.

8. Lưu ý

Nếu bạn sử dụng máy tính cho mục đích giải trí, học tập cơ bản thì nên nắm một số kiến thức để kiểm tra cấu hình laptop cơ bản sau:

– Cấu hình: nếu máy tính của bạn chỉ để phục vụ tính toán hàm trên Excel, gõ văn bản thì chọn các dòng máy Core i3 là đủ và giá thành cũng rẻ hơn. Còn bạn có tài chính và máy tính phục vụ để chơi game hoặc xem film nhiều thì có thể chọn các loại máy Core i3, Core i5.

– RAM: Với tính chất công việc, mục đích giải trí cơ bản thì máy tính không cần dung lượng RAM quá lớn (khoảng 2 GB là được). Tuy nhiên, để máy chạy mượt, không bị đơ, giật, bạn nên chọn loại 4 GB.

– Ổ cứng: Đây là một yếu tố bạn hoàn toàn có thể quyết định, phụ thuộc vào dữ liệu, công việc, tài liệu, mục đích của bản thân thì bạn có thể chọn ổ cứng tầm 500GB HDD là đủ.

– Màn hình và đồ họa: 2 yếu tố này không cần quá lớn, độ phân giải chỉ cần ở mức trung bình, có thể dễ dàng di chuyển để đáp ứng đủ nhu cầu.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Cẩm nang công nghệ Caiwin về những cách kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều bài viết hay về công nghệ hãy truy cập vào website: Caiwin.vn để đọc nhé!

Add Comment